Khái niệm các loại Video như HD, DVDRip, BRRip, BDRip, R5

  15/12/2012

Trước hết các bạn cần phân biệt một chút 2 điều sau đây:
Các định dạng mã hóa video như x264/H264/AVC, AVI-DivX/XviD, MP41/MP42/MP43, MPEG1/MPEG2, Quicktime Video, Real Video,...
Các loại video sau khi được rip theo các mã trên như DVDRip, HDRip, BRRip, BDRip, R5Rip, ... kể cả BluRay hay HD-DVD cũng đã được rip từ các đĩa gốc.

CAM (Camera):
Được thu trực tiếp từ các rạp chiếu phim bằng máy quay kỹ thuật số, đôi khi có sử dụng chân cắm mini, vì thế máy quay có thể rung. Tùy theo vị trí ngồi mà phim được quay từ các góc độ khác nhau. Âm thanh được lấy từ micro onboard của máy quay và trong đó thường xuyên có tiếng ồn vì thu từ rạp. Do đó, chất lượng âm thanh, hình ảnh thường rất kém, nhưng đôi khi cũng có may mắn, rạp chiếu phim khá trống và âm thanh sẽ được thu tốt hơn.
TS (Telesync):
Một bản Telesync cũng tương tự như Cam, ngoại trừ việc nó sử dụng nguồn âm thanh bên ngoài (rất có thể là một jack âm thanh trong ghế cho người khó nghe). Tuy nhiên, một nguồn âm thanh trực tiếp không đảm bảo chất lượng tốt, nguồn âm thanh khác như rất nhiều tiếng ồn xung quanh có thể xen vào. Nhiều khi, Telesyncs cũng được quay tại một rạp chiếu phim trống với một máy quay chuyên nghiệp, tạo ra chất lượng hình ảnh tốt hơn bản Cam.

CAMRip, TSRip:
Bản rip của CAM hay TS...

SCR (Screener)
Bản thử của băng VHS, thường được đưa tới các tiệm cho thuê, hay những nơi xem thử. Tỉ lệ thường là 4:3 (full screen), đôi khi trong phim xuất hiện dòng chữ cảnh báo ( copyright và anti-copy telephone number ) bản quyền để chống sao chép. Phần lớn bản SCR được chuyển thành VCD.

DVDSCR (DVD-Screener)
Cùng loại với SCR nhưng được ghi vào đĩa DVD, thường có các dòng thông báo chạy ngang màn hình làm gián đoạn phim. Chất lượng không cao.

R5 (Region 5)
Mỗi DVD được phát hành trong một khu vực địa lý nhất định và sẽ không thể xem được trên DVD Player ngoài vùng đó.
R5 ở đây có nghĩa là Vùng 5 bao gồm Nga và các nước Đông Âu, ... Vì Nga là trùm vi phạm bản quyền nên R5-DVD thường được phát hành sớm nhất (chậm chân là có bản CAM hay TS ngay, không ai mua DVD nữa). Chất lượng khá tốt, hình ảnh của DVD thì miễn chê, tuy nhiên để rút ngắn thời gian phát hành, R5 DVD lại sử dụng đường âm thanh như là TS ở trên chứ không được AC3 như DVD các vùng khác. Bản R5 của các phim thường tràn ngập trên mạng Internet sau khi phim đó được chiếu rạp khoảng 1 tuần, đó là bản được rip từ R5 DVD!
VD: District 9 (2009) R5 LiNE...
LiNE ở đây là để báo rằng âm thanh thu trực tiếp từ port (giống TS)
Nước Việt Nam ta thuộc vùng 3, DVD phát hành của nước ta là R3-DVD, nếu bằng cách nào đó bạn có R5 DVD thì bạn cũng không thể xem được trên đầu đọc DVD của bạn đâu. Hiện nay cũng có rất nhiều người có thể hack mã vùng với một con chip hoặc thậm chí thông qua điều khiển từ xa để tắt chức năng này và khi đó DVD Player có thể đọc được đĩa DVD của các vùng khác.

DVD-R
Bản copy từ DVD phát hành. Chất lượng hình ảnh lẫn âm thanh tuyệt vời. Tuy nhiên dung lượng khá cao, 1 DVD vào khoảng 4 GB/movie.
DVDRip / m-DVD
Bản Rip từ DVD phát hành, dung lượng thấp hơn nhiều so với dung lượng DVD nhưng chất lượng suy giảm không đáng kể. Ngày nay với công nghệ hiện đại, dung lượng bản DVDRip có thể xuống còn dưới 500MB với chuẩn rip x264, định dạng MKV mà chất lượng hình ảnh vẫn tốt, còn theo chuẩn rip AVI XviD thì dung lượng thường là 700MB cho 1 CD. Độ phân giải cao thì là 480p còn lại thì thấp hơn.

BRRip (BluRay Rip)
Rip từ bản BluRay ở trên, chất lượng khá cao. Có thể hiểu là m-HD cũng được. Hiện nay BRRip đang ngày càng phổ biến vì Blu-ray Disc đang phát triển rất mạnh.


BDRip (Blu-ray Disc Rip)
Rip trực tiếp từ đĩa Blu-ray, chất lượng chỉ tương đương với BRRip


VHSRip
Bản copy từ băng VHS.

TVRip
Bản thu từ TV.

VCD
Định dạng mpeg1, với bitrate cố định là 1150kbit ở độ phân giải 352x240 (NTCS). VCD được thu từ các nguồn chất lượng thấp (Cam/TS/TC/Screener/TVrip(analogue)) để giảm dung lượng file. ( thường 1 CD chép được 1 phim)

SVCD
Định dạng mpeg2 (giống định dạng của DVD), cho phép bitrate tới 2500kbit ở độ phân giải 480x480 (NTCS). Thường khoảng 35-60 phút cho mỗi CD.

DivX/XviD
Bản nén từ DVD, có thể nén 2 giờ phim chất lượng tốt vào một đĩa CD. Chất lượng tốt và dung lượng nhỏ. ( cần cài thêm bộ phần mềm giải nén để xem phim trong máy tính )

BluRay
Bluray, chính xác hơn là Blu-ray disc (BD) là tên của một thế hệ đĩa quang học được định dạng theo kiểu mới, có thể ghi lại và phát lại hình ảnh cũng như âm thanh có chất lượng cao hơn hẳn so với trước kia. Một vấn đề quan trọng nữa chính là dung lượng của nó: BD có sức chứa gấp 5 lần DVD truyền thống: 25 GB trên đĩa một mặt và tới 50 GB trên đĩa 2 mặt. Cái tên blu-ray bắt nguồn công nghệ cơ bản để sản xuất ra loại đĩa này, đó là sử dung tia (ray) laser màu xanh-tím (blue-violet) để đọc và ghi đĩa.

Và blu-ray không phải do một công ty con hay một cá nhân nào phát minh ra, nó là sản phẩm của cả một hiệp hội (Blu-ray Disc Association – BDA) bao gồm các nhà sản xuất hàng điện tử, máy tính, truyền thông lớn nhất thế giới. Có thể kể ra những cái tên “khủng” nằm trong hiệp hội này như Apple, Dell, Hewlett Packard, Hitachi, LG, Matsushita (tập đoàn mẹ của 2 thương hiệu Panasonic và National), Mitsubishi, Pioneer, Philips, Sony, TDK, 20th Fox, Walt Disney, Waner Bros… Mới đây nhất, Sony đã tung ra máy chơi game PS3, trong đó, đĩa trò chơi sử dụng BD. Tiếp bước Sony, trong năm sau, các hãng khổng lồ kể trên sẽ lần lượt tung ra các sản phẩm sử dụng hoặc có liên quan đến BD, hướng người tiêu dùng vào một xu thế DVD kiểu mới, hiện đại và… đắt tiền hơn.

Ngoài các chuẩn CD và DVD thông thường, BD còn cung cấp thêm các chuẩn ROM, R và RW và đang xúc tiến cho ra đời chuẩn BD/DVD, tức một định dạng lai, kết hợp cả BD và DVD trên cùng một mặt đĩa, cho phép đĩa đó phát được cả trên đầu BD cũng như đầu DVD. Bên cạnh loại đĩa một – hai mặt như hiện nay, sắp tới, BDA cũng sẽ tung ra BD 2 nhiều mặt, nâng dung lượng lên tới 100-200 GB, một con số khổng lồ. Đĩa 50 GB có thể lưu tới 9 tiếng phim ở dạng phân giải cao (high-definition video - HD) và 23 tiếng ở dạng bình thường (standard-definition – SD). Một trong những lý do để các nhà sản xuất tin tưởng BD sẽ chiếm lĩnh thị trường là sự có mặt và chiếm lĩnh thị trường của các loại HDTV (TV có độ phân giải cao). Đúng vậy, hình ảnh HD chỉ có thể phát huy tác dụng tối đa trên HDTV, còn nếu xem trên TV thường, nó sẽ chẳng khác gì so với hình ảnh từ DVD thông thường. Mà DVD thường có phát trên HDTV cũng chỉ cho ra những hình ảnh như ở TV CRT mà thôi. Sản phẩm PS3 của Sony được các nhà sản xuất khuyến cáo phải sử dụng với HDTV mới là hoàn hảo nhất là vì thế.

Chúng ta ai cũng biết định dạng stereo là âm thanh 2 kênh dưới dạng không nén, còn digital (5.1, 6.1, 7.1) là âm thanh nén, Theo các nhà sản xuất BD với 8 kênh không nén (như thế không phải là stereo nữa, mà không biết gọi thế nào cho đúng), nhưng vì các đầu đọc thông thường chỉ tái hiện được 2 kênh mà thôi. Còn về các định dạng âm thanh digital, tất cả đầu đọc BD đều tái hiện được âm thanh 5.1 Dolby Digital nhưng cho tỷ lệ tín hiệu cao hơn, vì thế, chất lượng cũng tốt hơn hẳn. Ngoài ra, BD còn hỗ trợ các định dạng cho âm thanh 7 kênh (Dolby Digital Plus 7.1), 8 kênh (Dolby True HD và DTS-HD Master Audio). Còn trên lý thuyết, BD có thể cung cấp tới 32 kênh âm thanh riêng lẻ (nếu bạn có một chiếc amply và bộ loa có thể tiếp nhận và xử lý ngần ấy tín hiệu âm thanh cùng lúc).

Vấn đề duy nhất đối với người sử dụng BD hiện nay là giá. Vẫn còn quá cao so với DVD, cả về đầu phát cũng như đĩa chương trình ( đĩa BD trắng bán tại Mỹ khoảng hơn 30 USD/chiếc, đầu phát thấp nhất cũng khoảng 500 USD). Tuy nhiên, có thể chỉ trong thời gian ngắn nữa, khi công nghệ này bùng nổ trên thị trường, giá sẽ giảm nhanh chóng như DVD trước kia vậy. Không xa nữa, blu-ray sẽ trở nên quen thuộc với tất cả mọi người.

BluRay có độ phân giải 1080p.

HDRip / m-HD (micro-HD)
Trước kia thì được rip từ nguồn 720p HD, bây giờ thì HD-DVD rất hạn chế nên bản m-HD được rip từ bản BluRay.
Chất lượng cao. Dung lượng thường chỉ nằm trong khoảng 1 - 3GB. Nếu bạn muốn thưởng thức một bộ phim cho trọn vẹn thì tốt nhất là down bản m-HD này, chắc chắn chất lượng hình ảnh cao hơn DVDRip.
Tuy nhiên nhiều phim có ghi tiêu đề là m-HD còn thực ra chỉ là Rip từ bản m-HD (đáng lẽ phải gọi là m-HDRip), vì vậy phải chú ý điều này khi download! Phim m-HDRip chỉ có dung lượng khoảng 500MB.

Yêu cầu cho một phim m-HD:
* Video codec chuẩn là x264 hoặc AVC-1
* Video Bitrate khoảng 1 - 2 Mbps (Megabit/s).
* Độ phân giải vào khoảng từ 480p đến 720p.
* Audio Bitrate ít nhất là 256 Kbps. Channel tối thiểu là 2 (Stereo).
* Dung lượng cho một phim m-HD thường là 1.4GB
Còn một điều nữa là m-HD phải hiểu là micro-HD chứ không phải mini-HD đâu nhá, mini-HD là cái quái gì???

720p/1080p
720p và 1080p là độ phân giải của phim, 720p chuẩn là loại 1280 x 720, 1080p là loại 1920 x 1080! Loại này được rip từ nguồn BluRay hoặc HD! Chất lượng rất cao!
Còn loại 480p là phim có độ phân giải __x480, được rip từ 720p
Tuy nhiên cũng có phim có độ phân giải 720p nhưng được rip xuống dung lượng thấp hơn, chất lượng đương nhiên cũng sẽ giảm đi, và loại đó được gọi là m-720p.

Yêu cầu bitrate tối thiểu:
* m-720p -> 2100Kbps
* m-1080p -> 4500Kbps
* 720p -> 4000Kbps
* 1080p -> 10000Kbps

Xin giới thiệu thêm về HD cho những ai chưa có dịp tìm hiểu kĩ, có gì thiếu sót mong mọi người bỏ qua:

Hiện nay khi đi ra ngoài đường, đến các siêu thị điện máy, hay trong chính gia đình của bạn, hiệu hữu các loại màn hình LCD, trên một số loại LCD cỡ lớn hoặc tầm trung, các bạn có thể thấy kí hiệu HD hoặc Full HD. Các kí hiệu đó là kí hiệu để thể hiện các màn hình đó có thể phát được chất lượng khung hình HD từ các nội dung số HD. Vậy HD là gì, chất lượng HD ra sao, và chúng ta được gì khi thưởng thức HD.

1. HD là gì ?

HD (High-definition) hay HDTV( High-definition Televison) hiểu nôm na "truyền hình với độ nét cao" , là một thuật ngữ chỉ các chương trình TV kỹ thuật số, các tập tin đa phương tiện ( movies, audio, game...) được trình chiếu với độ phân giải cao hơn các chuẩn thông thường đã có trước đây (PAL, SECAM, NTSC). Độ phân giải cao giúp hình ảnh trung thực, chi tiết hơn rất nhiều tuy nhiên cũng vì thế yêu cầu năng lực nguồn phát, khả năng trình chiếu ( playback) của thiết bị tiếp nhận cũng như băng thông của hệ thống. Lịch sử HD theo Wiki bắt đầu từ một dự án trong quân đội Liên Xô năm 1958 đã tạo ra một hê thống có khả năng trình chiếu khung hình 1125 dòng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên chương trình phát sóng thương mại đầu tiên thuộc về người Nhật năm 1969 nhưng vì "lý do kỹ thuật" nên ko thể trở thành một xu hướng mới trong phát sóng. Thuật ngữ HDTV như hiện nay được giới thiệu lần đầu ở Mỹ năm 1996 và chương trình phát sóng đầu tiên ở Mỹ vào năm 1998 , cho đến nay các chương trình HDTV đã chiếm 30% ở Mỹ.
Hình dưới đây mô tả khung hình của HDTV so với các chuẩn trước đây, đương nhiên HD còn đi liền với nguồn âm thanh đa kênh DTS, AC3
2. Hệ thống phần cứng để xem HD

- Đối với các hệ thống PC, tất nhiên cấu hình càng cao càng tốt, vì trong quá trình giải mã và phát phim HD, trình player (media classic player hoặc các trình Player khác có thể chạy được HD) sử dụng khá lớn tài nguyên hệ thống tùy theo độ phân giải của màn hình mà nó hiển thi, tức là độ phân giải của màn hình càng cao, PC càng phải hoạt động nhiều. Bạn cũng phải cài các Code hỗ trợ giải mã Video và Audio HD, các code này có thể lên google tìm nhưng mình ưng nhất là
bộ codec đc tổng hợp cho năm 2008 này mới kiếm đc, có vẻ pro hơn cả k-lite mega codec pack + giao diện đẹp hơn, cho phép tinh chỉnh kích cỡ video cho phù hợp nhất với nhu cầu xem! Cài xong sẽ chiếm trên dưới 150mb nhưng sẽ hỗ trợ play tốt các codec thế hệ mới như h264/x264,AVC, DIVX,3IVX,XVID-MPEG4 ở một số định dạng mới như MKV, TS,TP, MP4... thường gặp trong HD

còn k_lite_codec_pack thì gọn hơn và cũng khá đầy đủ, lúc chạy không chiếm nhiều tài nguyên, khi xuất tín hiệu cũng khá tốt.

Cấu hình máy tương đối mạnh, và càng mạnh thì càng tốt
Đối với HD 720p chip nên từ pen4 2.4 Ghz trở lên, card hình có thể onboard 128mb trở lên hoặc card rời 64mb, ram 512 trở lên.
Đối với HD 1080 thì căng hơn, nên dùng chip pen D 3.0 hoặc core 2 duo 2.4 GHz trở lên, card hình rời 128mb, 128bit trở lên (ATI hoặc Gefore...), ram 1gb trở lên
(Yêu cầu trên là đối với các link kiên căn bản và chỉ mang tính tương đối vì thực sự còn phụ thuộc thêm một số yếu tố khác)

3. Source HD gốc:

chất lượng sắp theo thứ tự giảm dần

- Blu ray hoặc HDdvd phát hành chính thức, được chuyển sang định dạng HD-rip bằng phần mềm chuyên dụng cho chất lượng tốt nhất

- Blu-ray+ là chuẩn mới nhất của Blu-ray, hiện nay chưa crack được nên phải chuyển sang HD rip qua 2 bước: capture từ đầu phát vào PC, sau đó chuyển sang định dạng HD rip. Trường hợp này không tốt bằng trường hợp trên, nhưng chất lượng cũng khá ổn. Hiện nay phim Die Hard 4.0 và Sunshine được thực hiện theo kiểu này.

- source là HD rip định dạng này được convert sang định dạng khác

- source là nguồn phim chiếu trên cable HDTV được capture và convert sang HDrip, hình thức này thường để lại 1 logo nhỏ của đài phát trên phim.

- source là DVD rồi upscale lên HD, đây là trường hợp tệ nhất nhưng không thiếu trên trị trường HD hiện nay. Tuy mang danh HD nhưng thực chất chỉ tương đương DVD. Ai tinh tế nhìn biết liền.

SmallRip
Rip lại từ các bản như BRRip, BDRip, DVDRip hay m-HD để hạ thấp dung lượng phim, dân encode gọi đây là loại 300MB vì dung lượng của loại này chỉ vào khoảng 300 - 500MB. Loại này rất thích hợp cho ai không muốn download nhiều, chất lượng nói chung là xem được, bitrate vào khoảng 400 - 600 Kbps, độ phân giải thì có khi lên tới 720p ấy chứ, được cái là âm thanh không good cho lắm!

Bit-rate, độ phân giải:
Khái niệm Bitrate:
Bitrate là dung lượng chuyển qua CPU xử lý trong 1 giây, bitrate càng cao thì hình ảnh càng sắc nét (cái này có giới hạn), CPU sẽ càng phải xử lý nhiều, dung lượng file càng lớn.
Chú ý là không phải bitrate cao là chất lượng cao đâu nha, cái này còn phụ thuộc vào nguồn rip, ví dụ như một phim rip từ bản CAM thì bitrate có lên đến 2MBps thì cũng ...không đáng xem^^'
Độ phân giải thì cũng có giới hạn của nó, thường thì màn hình 17 - 32 inch kiếm phim 720p là tốt nhất, nếu xem 1080p trên màn hình loại này thì cũng chẳng hơn 720p!
Còn về mặt âm thanh thì chất lượng ngoài phụ thuộc bitrate còn phụ thuộc vào số Channel, cái này là số kênh của âm thanh, channel càng cao thì âm thanh càng sống động, trung thực. Để các bạn hiểu hơn mình có thể lấy ví dụ thế này: phim trên đĩa DVD Audio bitrate là 448 kbps và 2 channel mà bạn nghe đã thấy tuyệt lắm rồi thì hãy tưởng tượng phim BluRay hay HD có audio bitrate ~2Mbps (DTS), 5.1 channels thì âm thanh phải hay đến cỡ nào!!!
Bạn phải lưu ý rằng muốn xem phim chất lượng cao thì phải có hệ thống phần cứng tương ứng. Để xem được phim 720p HD hay 720p BluRay trên máy tính (PC hoặc Laptop) thì RAM ít nhất là 1GB, chip xử lý mạnh (thì mới xem được), cộng thêm dàn loa 5.1 hiện đại thì mới thưởng thức hết cái hay của phim. Đáng lẽ ra phim chất lượng cao như vậy phải xem trên màn hình TV LCD Full HD ...

- Độ phân giải: gồm 1080i, 1080p và 720p. Độ phân giải của phim HD tính bằng chiều ngang (1920 đối với 1080p/i) hoặc 1280 (đối với 720p) nhân với chiều dọc (biến đổi tùy theo phim) của diện tích hình ảnh (không tính phần băng đen). Ví dụ:

.1080i/p ở tỉ lệ 16:9 có độ phân giải 1920x1080 ~ 2.01 MPx (megapixel)
.1080i/p ở tỉ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1920x803 ~ 1.54 MPx
.720p ở tỉ lệ 16:9 có độ phân giải 1280x720 ~ 0.92 MPx
.720p ở tỉ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1280x536 ~ 0.69 MPx

Rõ ràng là trên lý thuyết 1080p cho hình ảnh chi tiết hơn 720p gấp đôi. Tuy nhiên, trên thực tế sự chênh lệch này khó phân biệt bằng mắt thường trên cả TV 720p (HD ready) và 1080p (Full HD) hiện nay:

- đối với TV 720p, việc thể hiện 1080p cũng chỉ cho độ chi tiết ngang với 720p vì đó là giới hạn phân giải của panel

- đối với TV 1080p kích cỡ 46" trở xuống thì ở khoảng cách 2.5m (khoảng cách xem phim đảm bảo) cũng rất khó phân biệt sự khác biệt vì tại vị trí này kích cỡ pixel quá nhỏ để có thể nhận biết bằng mắt thường. Tôi cho rằng, ưu thế của 1080p chỉ có thể nhận biết bằng mắt thường dễ dàng khi màn hình > 60", lúc ấy phim 720p bắt đầu có hiện tượng rạn hình đủ để nhận biết bằng mắt thường.

Tham khảo thêm: màn ảnh rộng ngoài rạp có kích thước lớn gấp vài trăm lần LCD full HD nhưng có độ phân giải (quy đổi) chỉ gấp 5 lần 1080p. Điều đó cho thấy yêu cầu tốc độ tăng diện tích màn hình tăng gấp nhiều lần yêu cầu tăng độ phân giải với chất lượng hình ảnh tương đương.

- Xét 1 phim HD 720p @ 2.39:1 (độ phân giải của nó là 0.69 MPx) có bit-rate hình ảnh là 6000 Kbps -> hình ảnh đẹp

- Nếu cũng là phim này nhưng là bản HD 1080p @ 2.39:1 (độ phân giải là 1.54 MPx - gấp 2.23 lần trường hợp trên) thì bit-rate yêu cầu để có chất lượng hình ảnh tương ứng phải đạt được là 6000*2.23=13380 Kbps. Đây là 1 con số tương đối lớn nên nó thường bị cắt xén bớt để hạ thấp dung lượng file.

Từ đây rút ra, nếu bit-rate của phim 1080p thấp hơn 13380 một cách đáng kể, có thể phim sẽ không đẹp bằng bản 720p

Nói dài dòng như ở trên cuối cùng cũng chỉ kết lại vài vấn đề sau:
- bit-rate quan trọng hơn độ phân giải, như vậy 1 phim 720p cũng có thể đánh gục phim 1080p về chất lượng.
- 1080p chiếu trên LCD 720p thì cũng chỉ thể hiện 720p
- 1080p chiếu trên LCD full HD cỡ nhỏ không cho khác biệt đáng kể so với 720p ngay cả khi tương quan bit-rate của chúng là công bằng.

Nhìn vào dung lượng phim có thể thấy được phần nào chất lượng phim thông qua bit-rate và độ phân giải:

File có độ phân giải 1080p thì nên có dung lượng gấp 2.3 lần phim 720p để đảm bảo chất lượng tương ứng.

Bình luận

Tin tức mới